Dịch bệnh Covid-19 diễn ra 2 năm qua với những biến chuyển khó lường đã làm cho cả thế giới phải đương đầu với những khủng hoảng chưa từng thấy. Ở Việt Nam, năm 2020 chưa thực sự bị ảnh hưởng nặng nề với dịch bệnh nhưng đến năm 2021 dịch bệnh đã khiến cho cả đất nước phải bước vào cuộc chiến chống dịch nhiều thiệt hại và mất mát. Hầu hết các chuỗi sản xuất lớn đều bị đứt gãy, ngưng trệ sản xuất, hủy bỏ đơn hàng, doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn chồng chất. Vay tiền để sản xuất nhưng lại không có nguồn trả nợ, tình trạng nợ xấu đáng báo động ở các ngân hàng. Ngân hàng nhà nước đã có những biện pháp mang tính định hướng và mỗi ngân hàng cũng đã có những đánh giá và có những kịch bản xử lý nội tại. Cùng tìm hiểu các cách biện pháp để giảm áp lực nợ xấu mà các ngân hàng đang triển khai nhé
Chủ động tái cơ cấu lại
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính thì nợ xấu vẫn thường có độ trễ khá dài. Các tổ chức tín dụng lớn hiện đang nỗ lực để tái cơ cấu, xử lý ngay từ bây giờ để đưa tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn và bước đầu đã mang lại một số kết quả tốt. Thể hiện được nỗ lực của các tổ chức tín dụng cũng như ý thức của khách hàng.
Nâng cao nghiệp vụ thẩm định
Càng khó khăn thì nội tại các ngân hàng càng nỗ lực đào tạo đội ngũ, nhất là đội ngũ thẩm định tín dụng để nâng cao nghiệp vụ. Hạn chế ngay từ đầu rủi ro do nợ xấu mang lại. Song song với đó tốc độ thu hồi nợ xấu cũ và nợ xấu theo nghị định 42 cũng đang được triển khai tích cực.
Hỗ trợ khách hàng và chủ động nâng cao năng lực tài chính
Bên cạnh giảm lãi suất để hỗ trợ người dân cũng như các khách hàng doanh nghiệp. Các ngân hàng cũng đã chủ động nâng cao năng lực tài chính cũng như vốn tự có để vượt qua khó khăn, duy trì đà phát triển trong tương lai. Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành một số thông tư về việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn thời gian trả gốc, miễn các loại phí, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Đồng thời trích lập dự phòng trong thời gian 3 năm với tỷ lệ tối thiểu là 30%.
Thu hồi nợ
Việc thu hồi công nợ trong giai đoạn hiện nay là hết sức khó khăn. Tuy nhiên khi khách hàng không nằm trong nhóm ảnh hưởng trực tiếp của dịch covid 19 mà không trả hoặc mất khả năng trả nợ thì ngân hàng phải tiến hành các biện pháp thu hồi nợ. Thậm chí là khởi kiện ra tòa án hay phát mãi tài sản thế chấp.
Với tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp thì quá trình thu hồi nợ vẫn cần đảm bảo các quy định phòng chống dịch. Do đó vận động người dân để họ có ý thức chủ động trả nợ và hỗ trợ họ các phương án sản xuất kinh doanh mới để phục hồi kinh tế.
Điều chỉnh các chỉ tiêu
Với sự nỗ lực của toàn dân cũng như cách giải pháp mạnh tay của chính phủ thì hy vọng dịch bệnh sẽ được kiểm soát. Khi các doanh nghiệp hoạt động trở lại thì các ngân hàng vẫn tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn để đảm bảo duy trì sản xuất và phục hồi. Ngân hàng nhà nước đã chủ động nới hạn mức tín dụng cho các ngân hàng, tạo đà để từ nay đến cuối năm các tổ chức tín dụng có nguồn lực đồng hành cùng doanh nghiệp.
Trên đây là một số giải pháp đang được tiến hành để làm giảm áp lực nợ xấu ngân hàng trong bối cảnh dịch bệnh. Mong rằng các ngân hàng sẽ cùng đồng hàng với doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, có động lực phát triển!